Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Đà Lạt xứ sở mộng mơ

Thành phố Đà Lạt với những tên gọi thân thương với nhiều du khách khi đặt chân đến đây: Thành phố ngàn thông, thành phố mộng mơ, thành phố tình yêu. Đà Lạt cũng là xứ sở các loài hoa như hoa phượng tím, hoa mai anh đào, hoa dã quỳ.

Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là tỉnh nằm trên cao nguyên Lâm Viên – Di Linh, là vùng đất cao nhất Tây Nguyên, nơi có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Cơ Ho, Mạ, Lạt, Chu Ru, v.v. Vùng đất này có diện tích đất đỏ bazan phong phú, phù sa màu mỡ trên những cánh đồng ven sông, những đồng cỏ mênh mông và khí hậu thích hợp cho cây trồng. Ở độ cao từ 900 đến 1500m, những dòng chảy trên cao nguyên cũng tạo ra nhiều thác nước kỳ thú như Cam Ly, Prenn, Pongour, Gougah, Datanla, Dambri… Tất cả điều đó đã tạo nên một Lâm Đồng nói chung và một Đà Lạt nói riêng với nhiều cảnh quan sơn thủy hữu tình đa dạng và phong phú về động thực vật.

Vùng đất của khám phá

Vé xe Limousine Sài Gòn đi Đà Lạt tại tongdaidatve.net nhé!

Thành phố Đà Lạt từ xưa vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo để làm khu nghỉ dưỡng theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp.


Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Đà Lạt còn là thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện… Đây còn là một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố sương mù”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

Những địa danh nổi tiếng tạo nên nét riêng của Đà Lạt


 

Hồ Than Thở nằm cách trugn tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km. Hồ nằm trên đồi cao giữa một rừng thông, không gian hoang vắng tĩnh mịch. Mặt nước hồ luôn trong xanh phẳng lặng. Hồ nằm cạnh “Đồi thông hai mộ”, nơi gắn liền với một câu chuyện tình buồn. Bản thân hồ than thở cũng là nơi chứng kiến một câu chuyện về lòng chung thủy của một đôi trẻ, nam tên Hoàng Tùng, nữ tên Mai Nương.

Đồi Mộng Mơ là một thắng cảnh thơ mộng của Đà Lạt. Có người gọi đồi Mộng Mơ là một Đà Lạt thu nhỏ. Đến với nơi đây, du khách có thể vui chơi trong một khu du lịch khép kín với sự sắp xếp tinh tế các biệt thự, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu bán đồ lưu niệm, v.v.


Đồi Mộng Mơ còn có làng Văn hoá dân tộc, nơi trưng bày chum ché cổ Tây Nguyên, các dụng cụ dân tộc nấu rượu cần, giã gạo, dệt thổ cẩm, cũng các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên như: Crăm, Đinh Pá, chinh Pó, chinh Arapmaoh, đàn T’rưng, khèn bầu và đàn đá.


 Thung Lũng Tình Yêu

Ngay mua vé xe Limousine Sài Gòn đi Đà Lạt khám phá thung lũng tình yêu nào!

là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Bắc. Đó là nơi quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, tạo thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò, rồi đặt tên là Vallée d’Amour. Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là Thung lũng Hòa Bình, về sau này đổi tên thành Thung lũng Tình Yêu.

Langbiang, nóc nhà của thành phố mộng mơ... Khi nhắc đến Đà Lạt thì không thể không nhắc đến đỉnh Langbiang. Bản thân no cũng gắn với một câu chuyện tình buồn nổi tiếng Đà Lạt.


Câu chuyện tình của chàng K'lang người Lát và người con gái tên H'biang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H'biang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H'biang gặp nạn và chàng K'lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Lần gặp gỡ đó cả hai đã cảm mến, rồi đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà K’lang không thể lấy H’biang. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ bỏ đi và đến một đỉnh núi để sinh sống. Khi H’biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng.

Nhưng khi quay về, chàng đã bị cả hai bộ tộc đuổi và lùng bắt. Cuối cùng, H’biang bị chết sau khi đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết cho cái chết của H’biang, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn chảy thành suối, dòng suối đó ngày nay gọi là Đạ Nhim hay còn gọi suối khóc. Sau cái chết của hai người, già làng Biang rất hối hận, đã đứng ra thống nhất hai bộ tộc thành một tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.

Văn hóa tín ngưỡng

Đời sống tín ngưỡng và tôn giáo ở Đà Lạt rất đa dạng. Trên thành phố ngày nay có rất nhiều nhà thờ, tu viện Công giáo hay Tin Lành, và những ngôi chùa Phật giáo. Phần lớn cư dân Đà Lạt hiện nay là những người Việt đến từ nhiều vùng miền, vì thế có thể bắt gặp ở đây tất cả những hình thái tín ngưỡng phổ biến của người Việt như tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Thành hoàng, v.v. Ở nhiều ngôi đình, trên bàn thờ có để chữ “Thần” được viết bằng chữ Hán. Hình thức thờ cúng này khá phổ biến ở nơi đây. 

Thiền Viện Trúc Lâm là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Từ phía hồ Tuyền Lâm đi lên là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện ở giữa thờ tượng Phật Thích Ca. Bên phải Đức Phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng. Xung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc các câu chuyện về Đức Phật.

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm. Phong cảnh hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Dưới lưng chừng đồi gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm có khu vườn xanh mát. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi Voi Phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.

Tìm về Thiền viện Trúc Lâm, du khách sẽ tìm về cõi tâm linh, quên đi thế giới trần tục với những bộn bề, lo toan. Thiền viện là nơi thanh tịnh đưa con người đến với tín ngưỡng kính Thần, kính Phật, và học những giáo lý nhà Phật, tu tâm sửa tính quay về với văn hóa truyền thống.

Đặc sản Đà Lạt

Ai cũng biết Đà Lạt là thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng. Và điều khiến du khách nhớ tới nơi đây không chỉ là cảnh sắc và sự thân thiện của người Đà Lạt mà còn là món mứt hoa quả ôn đới tuyệt hảo.

Với đặc trưng khí hậu ôn hòa, mát mẻ và cao nguyên đất đai màu mỡ, tươi tốt, Đà Lạt thực sự là thiên đường của những trái cây được coi là hiếm có ở một đất nước nhiệt đới gió mùa. Như một lẽ tất nhiên, người dân Đà Lạt đã biết tới nghề trồng cây ăn quả, trồng hoa ôn đới và sản xuất các thứ mứt quả tuyệt vời từ những nông sản tươi ngon, bổ dưỡng đó. Đến Đà Lạt, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước hàng trăm loại mứt trái cây với nguyên liệu và công thức chế biến truyền thống.

Hồng giòn cũng là một thứ sản phẩm nức tiếng Đà Lạt. Trước kia, hồng thường được để chín, làm mứt hoặc sấy khô nhưng đến những năm gần đây, thương hiệu hồng giòn Đà Lạt mới vang xa. Thay vì để quả mọng đỏ, người ta thu hoạch hồng sớm hơn một chút. Dù là hồng đầu bằng hay hồng trứng lốc đều được lựa kỹ càng, chọn riêng những quả lành lặn. Sau đó, hồng được đem ủ giòn. Hồng giòn vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh trong Đông y nên thường được du khách ưa thích và mua làm quà.

Atisô là loại rau thực vật và cũng là một loài dược thảo có công dụng chữa nhiều bệnh như gan, mất ngủ, háo nhiệt… nhưng không phải vùng nào cũng trồng được Atisô. Atisô là một trong những món hàng tiêu thụ nổi tiếng ở Đà Lạt. Và tất nhiên, du khách tới Đà Lạt cũng không bỏ lỡ dịp thưởng thức các món ăn ngon bổ như Atisô hầm giò heo, Atisô luộc chấm sốt chua, Atisô tẩm bột chiên, nõn Atisô luộc trộn kem tươi…

Trong đó, Atisô hầm giò heo là hút người ăn nhất. Ăn miếng Atisô hay giò heo đã ninh nhừ, thực khách sẽ cảm thấy hương vị hòa quyện vào nhau một cách đặc biệt. Vị béo ngậy, mềm ngập chân răng cùng với cái bùi bổ và mùi thơm hấp dẫn, nước ngọt rất tự nhiên kích thích mọi giác quan, làm du khách nhớ mãi không quên.